Kinh tế Huế

Sao la được Google số hóa với mô hình AR 3D trên Google tìm kiếm

[ad_1]


Sao la được số hóa với mô hình AR 3D trên Google tìm kiếm

Đặc biệt, Google ra mắt mô hình Thực tế tăng cường (AR) 3D của Sao la trên Google Tìm kiếm để người dùng trên khắp thế giới có thể ngắm nhìn cận cảnh và chi tiết sinh vật tuyệt vời này ngay trên các thiết bị điện tử thông minh. Đây là lần đầu tiên Google số hóa một loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất của Việt Nam dưới hình thức AR 3D.

Sao la là một biểu tượng của đa dạng sinh học không những của Việt Nam mà còn cho cả khu vực châu Á. Việc phát hiện ra loài này vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đã làm chấn động cả giới bảo tồn trên toàn thế giới bởi trong vòng 100 năm trước đó, chỉ có năm loài thú lớn được phát hiện. Sao la đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng với ít hơn vài chục cá thể trong tự nhiên. Việc bảo tồn Sao la đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Với việc ra mắt chiến dịch cũng như mô hình AR 3D của Sao la, Google và WWF-Việt Nam hy vọng sẽ mang Sao la tới gần công chúng hơn, khiến họ hiểu hơn về mối liên hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống của mình ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên, tới các loài động vật hoang dã như sao la. Để từ đó, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có thể tự đưa ra những giải pháp, hành động cụ thể nhằm đảo ngược tiến trình mất mát thiên nhiên, hồi sinh Sao la và các loài khác.

Bà Trâm Nguyễn, Giám Đốc Quốc Gia Google châu Á Thái Bình Dương, phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia nói: “Với việc số hóa hình ảnh Sao la bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR) và đưa mô hình này lên Google tìm kiếm, công chúng sẽ có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu loài sinh vật quý hiếm của Việt Nam này một cách chân thực nhất. Google hi vọng mang công nghệ góp phần vào công tác bảo tồn thông qua việc số hóa thông tin, hình ảnh và chia sẻ rộng rãi đến công chúng Việt Nam cũng như thế giới và đây cũng chính là mục tiêu của dự án mà chúng tôi muốn truyền tải”.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Điều hành, WWF-Việt Nam, khi lần đầu tiên nhìn thấy Sao la qua mô phỏng AR của Google, ông thực sự xúc động bởi sự sống động và chân thực của hình ảnh này mang lại. “Hầu như khó phân biệt được với Sao la ngoài thực tế mà tôi từng gặp. Hy vọng mô hình sẽ giúp đông đảo công chúng hiểu hơn về loài này cũng như cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của nó. WWF-Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Google trong việc dùng thế mạnh của mình để hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Chúng tôi cũng vui mừng khi cùng Google hợp tác thực hiện nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và kêu gọi các bên hành động bảo tồn Sao la, biểu tượng đa dạng sinh học của nước nhà”, ông Thịnh nói.

Tại Thừa Thiên Huế, Khu Bảo tồn Sao la được đặt tại A Lưới, có tổng diện tích hơn 15,5 ngàn hécta. Ngoài ra, vùng đệm rộng lớn với tổng diện tích hơn 16 ngàn hécta thuộc địa bàn 5 xã lân cận thuộc huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy. Vào năm 1998, hai cá thể Sao la khác cũng đã được phát hiện và công bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh dấu mốc quan trọng đối với sự phân bố của loài thú này trên bản đồ đa dạng sinh học của tỉnh.

Nhật Minh

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button