Ấn tượng tranh áp phích Phần Lan
Triển lãm 100 tranh áp phích của Phần Lan
Văn hoá Huế – Sáng 29/4 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm 100 năm – 100 tranh áp-phích do nhà thiết kế đồ họa Pia Kaikonen thực hiện và bảo tàng Lahti lựa chọn để triển lãm.
Đây là những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật tranh áp-phích Phần Lan.
Các tác phẩm được thiết kế phục vụ cho các sự kiện của quốc gia như triển lãm thương mại mỹ thuật, các kỳ thi đấu thể thao và cổ vũ cho các phong trào khác như vận động hạn chế uống rượu, phản đối chiến tranh đòi hòa bình, chống phân biệt chủng tộc…
Vào cuối thế kỷ 19, nghệ thuật tranh áp-phích Phần Lan phát triển theo xu hướng nghệ thuật tranh áp-phích Châu Âu nói chung, thoạt đầu chịu ảnh hưởng của nước ngoài nhưng sau đó gây ảnh hưởng đến các nước khác. Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, tranh áp-phích quảng cáo của Phần Lan chịu ảnh hưởng từ thuyết vị lai và xu hướng lập thể kết hợp với thiết kế đồ họa của Pháp và đã phát triển sang một giai đoạn mới.
Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ II việc giảng dạy ngành đồ họa ứng dụng bắt đầu trở lại tại Phần Lan, điều này đã mang đến một làn gió mới khi tranh áp-phích được vẽ màu và gắn với thời đại thương mại hóa, ảnh hưởng đến từ Bắc Mỹ và châu lục địa. Tuy nhiên những áp-phích được xem là đẹp nhất vào thập niên 1960 và 1970 được kế trong bối cảnh biến chuyển xã hội và ý thức hệ.
Ngôn ngữ thị giác đơn giản nhằm tối đa hóa ảnh hưởng, khái niệm “trường học ở Phần Lan” được dùng để mô tả các nhà thiết kế đồ họa Phần Lan mới trong số đó có Kyosti Varis, Juka Veistola, Pekka Kuromen…
Năm 1975 bảo tàng áp tranh áp-phích Lahti được thành lập, bắt đầu triển lãm tranh áp phích quốc tế hai năm một lần. Từ đây những nhà thiết kế tranh áp-phích đã bắt đầu có xu hướng lựa chọn những bố cục tranh đơn giản và thường dựa trên ảnh chụp là chủ yếu.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/5.
Nguồn: phunuonline.com.vn