Điểm mới của diễn đàn kinh tế mùa thu năm nay là gì?
Tin tức Huế – Tại diễn đàn Viện trưởng Viện Kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên đã nhận định tăng trưởng kinh tế chậm hơn rất nhiều so với những năm trước, còn cũng tại một buổi hội thảo ngày 24 /9 tại Hà Nội phát biểu này đã được TS Thiên nêu lên bằng một góc nhìn nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế thì chúng ta đang đi từ nền kinh tế phụ thuộc sang lệ thuộc mất rồi.
Vẫn đang “bơi” dưới đáy
Viện trưởng Viện Kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên, nhận xét: “5 năm kể từ 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề, song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại”.
Nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2013, ông Thiên cho rằng “các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước”. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa(tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết)…
Cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)…
Trong khi đó, vẫn theo ông Thiên, những “điểm đen” của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng “vẫn còn nguyên”, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy và “y nguyên yếu kém”… “Vẫn chưa nhúc nhích tái cơ cấu thì triển vọng cho những năm sau cũng chưa thấy gì. Nền kinh tế xuống đáy và nằm bẹp ở đấy” – ông Thiên nói.
Tái cơ cấu gặp nhiều chướng ngại
Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn nói rằng: “nếu không tái cơ cấu thì sẽ không giải quyết được vấn đề, nếu không hành động sớm một cách quyết liệt thì sẽ quá muộn”. Tuy nhiên, cũng như ông Thiên, ông Ngoạn cho rằng thực hiện tái cơ cấu thời gian qua chưa chạm đến những vấn đề mấu chốt. Ở buổi hội thảo ngày 24 tháng 9 tại Hà Nội: Ông Ngoan cho rằng chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế là chưa đúng với thực tế vì tái là những cái chúng ta đã có và tái lại làm lại còn hiện nay chúng ta nên dùng từ tổ chức sắp xếp lại “cơ cấu ” nền kinh tế thì đúng hơn.
Theo ông Trần Xuân Hòa, “Để tái cơ cấu thì cần phải có chi phí. Bây giờ chúng tôi có 140.000 lao động, nếu tái cơ cấu thì dư ra 40.000-50.000 lao động. Vậy cần phải có tiền để đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho họ, tức là cần đến chính sách tổng thể của nhà nước”.
Ông Hòa nói tiếp: “Một vấn đề nữa là chúng ta đề cập đến việc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đưa ra là đúng, nhưng khi triển khai thực hiện thì nó méo mó đi rất nhiều. Có những bộ, ngành hướng dẫn thực hiện mà hoàn toàn sai trái so với chủ trương, chính sách. Hiện nay chúng ta đang có 64 chính phủ là một chính phủ trung ương và 63 chính phủ địa phương”.
TS Cao Sỹ Kiêm – nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, cho rằng nền kinh tế của chúng ta đang có hai vấn đề lớn: một là thiếu động lực, hai là thiếu niềm tin. Người dân, doanh nghiệp là những người thực hiện chính sách mà người ta thiếu niềm tin thì ai thực hiện nữa.
“Cử tri, doanh nghiệp người ta nói với tôi rằng bây giờ càng nghe các nhà khoa học, càng hội nghị hội thảo thì càng thấy phân tâm. Những hội thảo như cái đang diễn ra này cứ chồng lên nhau, từ Đảng,đến Quốc hội, bộ, ngành, tạp chí… đua nhau tổ chức nhưng những nhà nghiên cứu, lý luận nghiên cứu không đủ tầm, nghiên cứu không đưa ra được lý lẽ cụ thể, thậm chí nghiên cứu không chính xác” – ông Kiêm nói.
Ông Kiêm bình luận rằng: “Nếu cứ nói chung chung thì ai cũng nói được, nhưng chỉ ra ai, ở chỗ nào, phải làm gì thì không nói được. Một số nghiên cứu, đề xuất chính xác thì lại không thuyết phục được những người quyết định chính sách”.
Như vậy cái mới thứ nhất của diễn đàn kinh tế mùa thu năm 2013 là đã tìm được ra nguyên nhân của vấn đề vì sao nền kinh tế nước ta đang “chạm đáy” và vẫy vùng ở vũng đáy này bao lâu nữa?.
Thứ hai là nguyên nhân đã biết nhưng phương án giải quyết lại không rõ ràng mà vẫn chung chung ” nguyễn y vân” để rồi niềm tin giữa người “đại diện” làm ra chính sách và những người đại diện thực hiện chính sách cụ thể là DN và nhân dân không còn nữa thì kết quả là gì?
Thứ ba là những câu hỏi về độc lập tự chủ của Doanh nghiệp Việt Nam thành phần quan trọng làm nên nội lực của nền kinh tế mạnh hay yếu thì đang bị chi phối và không lối thoát cụ thể theo Chuyên Gia kinh tế Phạm Chi Lan có những câu hỏi như sau:
1- Những khu vực nào là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế? Liệu DNNN, Khu vực tư nhân trong nước,khu vực nông nghiệp có lấy lại được vị trí động lực, hay nhường sân cho FDI? lấy lại bằng cách nào?
2- Xuất khẩu do ai chi phối? khu vực KT trong nước có đảo lại thế cờ so với FDI hay tiếp tục lui?
3- Nhập siêu, các nhân tố đầu vào của các ngành kinh tế phụ thuộc vào một số nước Đông nam Á, liệu có thay đổi?
4- Bản đồ quan hệ KTQT của VN sẽ thay đổi thế nào?
5- Doanh nghiệp Việt Nam có đổi mới được để tăng Năn lực cạnh tranh,thay đổi cách HNQT, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu không?
– Muốn vậy bản thân các doanh nghiệp phải cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược cạnh tranh, tự vượt khó để tồn tại và thích ứng với những đòi hỏi mới .nhưng nguồn lực các mặt lại có hạn, tương lai chưa chắc chắn, niềm tn thấp hoặc không còn. Nhưng cái cuối cùng trước mắt chúng ta phải nhận ra các DNVN của ta là ai và như thế nào rồi mới có bước đứng dậy, tồn tai đi tiếp hay là lui.
Theo: Mai Huye – tamnhin.net