Tin tức Huế

Đoàn công tác Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tin tức Huế – Ngày 15/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đồng chí Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Ngô Hòa, Ủy viên TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì làm việc với đoàn; cùng dự có đại diện lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Trong những năm qua, việc tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quán thực hiện pháp luật liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào đạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CB, CC, VC được Thừa Thiên Huế tiếp tục quan tâm. Công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng CB, CC, VC của tỉnh có những nét tiến bộ rõ rệt, tạo ra sự thống nhất từ nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện đến việc thực hiện quy trình tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Tin học, Ngoại ngữ và các chương trình bồi dưỡng khác luôn được quan tâm đúng mức, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ CB, CC, VC, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, cũng như của từng đơn vị cơ sở.

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã tổ chức 3 kỳ thi tuyển 283 công chức cho sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; tuyển dụng 3.541 viên chức. Tính đến năm 2012, số lượng công chức cấp xã toàn tỉnh là 1.588 người. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đúng mức, với 315 cán bộ, công chức học Cao cấp lý luận chính trị; 920 CB, CC, VC học trung cấp chính trị; đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho 1.295 lượt CB, CC, VC; hơn 528 CB, CC, VC học lớp chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính; 840 CB, CC, VC bồi dưỡng chương trình chuyên viên; đào tạo tin học cho 1.200 lượt CB, CC, VC; đồng thời đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn như kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp, Địa chính, Thanh tra, kỹ năng hành chính cho 2.500 lượt CB, CC; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 610 CB, CC là lãnh đạo từ cấp sở, huyện, cấp xã.

Tại buổi làm việc, các sở, ban, ngành, địa phương đã thẳng thắn nêu một số tồn tại, hạn chế trong tuyển dụng, đào đạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CB, CC, VC như: Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010; Luật Viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, nhưng các văn bản hướng dẫn còn chậm. Có những nội dung phải sửa đổi, bổ sung gây lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

Lãnh đạo tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành chức năng sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước; sớm có văn bản hướng dẫn hệ thống danh mục các chức danh nghề nghiệp và việc phân hạng chức danh nghề nghiệp để địa phương thực hiện. Đề nghị khi chưa xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu công chức trong từng cơ quan, đơn vị thì chưa nên tổ chức thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.

Kiến nghị Bộ Nội vụ có chế độ, chính sách để giải quyết cho thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác lâu năm nhưng không đủ điều kiện hoặc tiêu chuẩn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cần bổ sung thêm chức danh Phó Trưởng Công an, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự và Thủ quỹ – Văn thư, lưu trữ vào làm công chức cấp xã; cần sớm sửa đổi việc phân cấp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý của ngành giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ cho phù hợp; phân cấp công tác bổ nhiệm cán bộ ngành giáo dục nên thực hiện thống nhất chung theo sự phân cấp của Đảng, của mỗi địa phương…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long đánh giá cao kết quả thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CB, CC, VC tại Thừa Thiên Huế; đồng thời ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng chí Trần Đình Long nhấn mạnh, đợt giám sát này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm nắm bắt thực tiển thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CB, CC, VC tại cơ sở, để tổng hợp báo cáo với Quốc hội thấy những điểm hợp lý cũng như những tồn tại, bất cập trong thực thi pháp luật ở cơ sở. Trên cơ sở đó, đề xuất với Chính phủ,  Quốc hội những quyết sách phù hợp hơn trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ CB, CC, VC.

www.thuathienhue.gov.vn

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button