Du lịch Huế

Khám phá cồn Hến

Du lịch Huế – Cồn Hến là một hòn đảo nhỏ trên sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cồn Hến được hình thành bởi sự bồi lấp của đất và phù sa. Sông Hương đoạn chảy qua Kinh thành Huế lên phía bắc, về hạ lưu ra biển chia làm hai nhánh, với Cồn Hến ở giữa. Nhánh bên trái chảy qua địa phận các phường Phú Cát, Phú Hiệp, nhánh bên phải chảy qua phường Vỹ Dạ.
Cồn Hến có hình dài theo hướng bắc – nam, gần như chính giữa dòng sông, trùng với đường phân thuỷ. Khởi nguồn chỉ là bãi đất bồi, qua thời gian, Cồn Hến trở thành một hòn đảo, một vùng đất cao, với diện tích 26,4ha.

hue24hhue24hhue24hhue24hhue24hhue24hSử sách không ghi chép Cồn Hến xuất hiện trên sông Hương từ bao giờ. Theo một số tài liệu như Văn sở tế thần và địa bạ các ấp viết về Cồn Hến thì ban đầu, Cồn Hến có tên là “xứ cồn cạn” do hai khe nước ở giữa cồn bị bồi lấp cạn dần, nhiều loài cá tôm đến đây sinh sống. Ban đêm nhiều người tới đây đánh bắt, đốt đèn đuốc soi sáng cả một vùng nên cồn được gọi là Cồn Soi.
Cũng bởi sự hình thành cồn do bồi lấp mà về sau, quần cư ở đây đã lập nên làng có tên là Bồi Thành. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Vang, Thừa Thiên) được coi là người đầu tiên đến dựng chòi định cư và làm nghề cào hến. Đến đầu niên hiệu vua Gia Long (1802-1820), phường Giang Hến, thuộc xã Phú Xuân ra đời trên “xứ cồn cạn”. Cái tên Cồn Hến bắt đầu từ đó.
hue24hhue24hhue24hhue24hKhi vua Gia Long khởi dựng Kinh thành Phú Xuân mới (1805), theo thuật phong thuỷ, Cồn Hến được lựa chọn là yếu tố Thanh Long – nằm bên trái, trước Kinh thành (cùng với cồn Dã Viên là yếu tố Bạch Hổ, nằm bên phải). Cũng trong việc xây dựng Kinh thành, 8 xã thuộc phạm vi quy hoạch đã phải di dời. Cồn Hến là nơi tái định cư của dân xã Phú Xuân. Và cộng đồng dân cư Cồn Hến đông thêm, “xứ cồn cạn” này trở thành một đảo nhỏ trù phú.
Nghề cào hến và chế biến hến được truyền – nối và phát triển, trong một thời gian dài là nghề chính của cư dân cồn Hến. Nhưng nghề hến đang mai một dần. Một trong những nguyên nhân là hến ở khu vực cồn cũng như nhiều vùng lân cận ở sông Hương không còn nữa, do nạn khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến địa chất, thuỷ văn và môi sinh…khiến cho hến cùng nhiều loài thuỷ sinh dần thưa vắng, rồi cạn kiệt…Một số người, một số gia đình vẫn giữ nghề phải đi mua gom hến từ nhiều nơi khác, có khi rất xa.
hue24hhue24hCồn Hến cũng nổi tiếng bởi bắp (ngô) ngon. Ngô trồng đất cồn ngon hơn ngô nơi khác ở Huế. Cồn Hến là một “đảo ẩm thực” với các món đặc sản liên quan đến hến, tiêu biểu là món cơm hến, các loại món từ bắp trồng trên cồn – tiêu biểu là món chè bắp, cùng với các loại bánh khác…Rất nhiều món ẩm thực ở các nhà hàng, quán rong xuất phát từ nơi đây.
Hiện nay, Cồn Hến là khu vực dân cư tổ 6A và 6B, với khoảng 700 hộ dân, gần 5000 nhân khẩu thuộc phường Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Năm 2009, UBND thành phố Huế đề xuất tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng Cồn Hến thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Hiện dự án vấn đang trong tiến trình phê duyệt quy hoạch và kêu gọi đầu tư. Có lẽ, trong tương lai, Cồn Hến sẽ khác xa bây giờ…
Nhưng một Cồn Hến – ốc đảo bình yên với ngút ngàn màu xanh trên dòng Hương Giang sẽ còn mãi trong ký ức…
hue24hhue24hhue24hhue24h hue24hhue24h

Nguồn: vov.vn

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button