Kinh tế Huế

Chăn nuôi lợn tập trung kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ

[ad_1]


Nuôi lợn tập trung sẽ hạn chế rủi ro, tăng tính an toàn, nâng cao năng suất

Phong Điền là một trong những địa phương có thế mạnh về chăn nuôi lợn và trồng trọt trong cả tỉnh. Hiện trên địa bàn đang có các tập đoàn, doanh nghiệp nuôi lợn lớn và một số cơ sở, hộ cá thể có liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp trên để chăn nuôi theo yêu cầu, được bao tiêu đầu ra. Còn lại, đa số đang chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chưa đảm bảo môi trường, thiếu tính bền vững. Trong quá trình phát triển của ngành chăn nuôi, sẽ khó để cạnh tranh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, nhận thấy những hạn chế và mục tiêu hướng đến một ngành chăn nuôi lợn bền vững, có quy mô, UBND huyện tham mưu và đã được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề án chăn nuôi lợn tập trung kết hợp với trồng trọt theo hướng an toàn sinh học ở huyện giai đoạn 2021 – 2025.

Từ nay đến năm 2025, đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn 7 xã, thị trấn của Phong Điền: Phong An, Phong Hiền, Phong Thu, Điền Môn, Điền Hòa, Điền Hải và thị trấn Phong Điền, với diện tích 70ha, chia ra 256 lô (đã có 183 hộ đăng ký) chăn nuôi trang trại với các quy mô lớn, vừa và nhỏ xác định theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Quá trình phát triển được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ năm 2021-2022) sẽ tập trung cho các xã Điền Môn, Điền Hòa, Điền Hải và Phong Hiền. Giai đoạn 2 (từ năm 2023-2025) sẽ triển khai cho các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền.

Ông Nguyễn Văn Lịch, thôn Trạch Hữu, xã Phong Thu chia sẻ, kinh nghiệm qua một số năm chăn nuôi lợn tập trung, theo mô hình hữu cơ được liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, đó là sự ổn định cao, được bao tiêu đầu ra và có nguồn phân bón dồi dào để trồng trọt hữu cơ. Đặc biệt là có quy trình chặt chẽ, nhờ thế mà tại đợt dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn của ông vẫn phát triển an toàn. Vì thế, đến hiện tại, ông đã nuôi được 10 con lợn nái và 200 lợn thịt theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tập đoàn Quế Lâm đặt ra.

Theo UBND huyện Phong Điền, để đạt được những mục tiêu trên, hàng loạt giải pháp được đặt ra, như tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức trong chăn nuôi; quy hoạch lại vùng nuôi có tính bài bản, hiệu quả trong quản lý, tái đàn lợn nhanh và an toàn. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất, giám sát chăn nuôi, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh khi quy mô nuôi được mở rộng. Nhân lực tham gia cần được nâng cao kỹ thuật, làm chủ được khoa học công nghệ trong chăn nuôi tập trung. Cùng với đó là đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Trong quá trình triển khai cũng rất cần những cơ chế, chính sách hỗ trợ mang tính kịp thời…

Ông Nguyễn Đình Bách cho biết, hiện nay trên địa bàn Phong Điền đã có những mô hình chăn nuôi lợn kết hợp với trồng trọt hữu cơ quy mô bài bản, do đó, trong quá trình triển khai, đây sẽ là những mô hình “chuẩn” để các mô hình khác học hỏi, triển khai, hạn chế thấp nhất những rủi ro.

Một giải pháp cụ thể vừa được UBND huyện Phong Điền triển khai là cùng với Tập đoàn Quế Lâm ký kết biên bản hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung đã có quy hoạch của huyện Phong Điền. Phía Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ huyện Phong Điền xây dựng chuỗi liên kết sản xuất đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương. Xây dựng từ 1 đến 2 thôn sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, phối hợp triển khai hệ thống cửa hàng trên địa bàn huyện Phong Điền và trong tỉnh để giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm do người nông dân sản xuất ra.

Bài, ảnh: Đức Quang

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button