Kinh tế Huế

Giữ gìn “sinh thái”

[ad_1]


không gian xanh ở làng cổ Phước Tích được người dân lưu giữ

Sức hấp dẫn của làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, Phong Điền) không chỉ là những ngôi nhà rường cổ có niên đại trên trăm năm, mà còn là những không gian xanh với nhiều rặng chè tàu thẳng tắp, cây cổ thụ, mai vàng, gốc đa, bến nước… Cảm giác khi đặt chân đến ngôi làng cổ Phước Tích đó là được tận hưởng một không khí trong lành, thoáng đãng, cuộc sống thanh bình, mộc mạc của người dân.

Nhiều người khi đến thăm làng cổ Phước Tích ấn tượng với những ngôi nhà không bị bao bọc bởi các bức tường gạch mà được hoà mình trong cảnh vật thiên nhiên. Các đường làng, ngõ xóm không bị bê tông hóa mà vẫn còn giữ được những con đường đất xen lát gạch cổ.

Ngược về các làng quê ở huyện Phú Lộc còn có xứ Truồi “mít ngọt thơm dâu”, Hói Mít, Hói Dừa ở phía Tây thị trấn Lăng Cô… vẫn còn lưu giữ nhiều loài cây ăn trái, cây cổ thụ đặc trưng, vườn chè ngọt nước… nhưng vì chưa được quy hoạch bài bản nên thiếu vắng danh hiệu “làng sinh thái”.

Ngay ở TP. Huế, ngoài diện tích cây xanh trên từng tuyến phố, trong công viên…, thì các khoảng không gian chiếm cứ bởi cỏ cây, sông nước và rừng đồi tồn tại tự nhiên cũng đóng góp không nhỏ vào những mảng xanh cảnh quan vô cùng đẹp cho thành phố.

Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người. Nó không những mang đến nhiều giá trị về mặt tinh thần, mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan đô thị. Nhiều khu vực đô thị, diện tích mảng xanh đang “teo” dần, phá vở sự cân bằng sinh thái, khiến người dân sống trong bầu không khí nóng nực, ô nhiễm bởi khói bụi, nhiệt độ, khí thải và tiếng ồn.

Có thể thấy, làng sinh thái, vườn sinh thái hay đô thị sinh thái là một mô hình minh hoạ cho hướng phát triển cần phải có để chuyển đổi được các xu hướng có hại, nhất là trong bối cảnh môi trường bị tác động mạnh và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tuy vậy, không phải ở đâu cũng còn giữ được những hàng chè tàu, hàng cau, rặng tre xanh mát vì nhiều nhà đã phá những hàng rào bằng cây xanh để xây bằng bức tường xi măng.

Mới đây, khi lãnh đạo tỉnh có chủ trương phát động phong trào trồng mai vàng trước ngõ công sở, nhà ở… thì cây mai trở nên đắt giá và được nhiều người đi săn lùng để mua. Điền Hoà (Phong Điền), xứ sở hoàng mai và nhiều địa phương khác cũng đang rộn rạo chuyện đào bứng những gốc mai hàng chục năm tuổi và để lại những khoảng trống vắng có cảm giác hẫng hụt khó tả.

Chủ trương là đúng, nhưng thay vì mỗi gia đình, cơ quan, công sở chọn cách ươm, trồng cây con để vài năm là có mai nở vàng rực thì nhiều người lại chọn “bứng nơi này đem trồng nơi khác”, gây nguy cơ khó dưỡng, thiếu sức sống và làm đảo lộn đời sống nhiều làng quê vì mai vàng bị săn lùng quá mức.

Theo phân tích của giới chuyên môn, nếu một thành phần nào đó của hệ sinh thái bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định.

Tương tự cây mai cũng vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button