Kinh tế Huế

Triển khai các giải pháp “cứu” trâu bò ở A Lưới

[ad_1]


Nhiều trâu bò ở A Lưới được “mặc áo” chống rét

Quy trách nhiệm địa phương

UBND huyện A Lưới yêu cầu Phòng NN&PTNT và các địa phương khẩn trương, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện trong điều kiện thời tiết tiếp tục có mưa rét.

Theo đó, huyện A Lưới yêu cầu các địa phương chủ động bố trí ngân sách phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.

Đặc biệt, UBND huyện A Lưới yêu cầu chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vật nuôi bị chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác phòng, chống đói, rét.

Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tích cực nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong công tác chống rét hiệu quả tại các địa phương khác để hướng dẫn cho bà con nông dân. 

Ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, hiện đơn vị đã cử cán bộ chuyên môn về cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi. Đốc thúc việc tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm và tham mưu đề xuất UBND huyện xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu chính quyền cơ sở nơi để xảy ra thiệt hại do chủ quan, thiếu trách nhiệm.

Trước đó ngày 5/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã tổ cức đoàn kiểm tra làm việc tại huyện A Lưới kiểm tra công tác phòng chống đói rét, tiêu độc khử trùng và phòng chống dịch bệnh gia súc.

Qua làm việc, huyện A Lưới thống nhất các biện pháp hỗ trợ cám, chuối cho các hộ nghèo, cận nghèo để bổ sung thức ăn; hướng dẫn bà con mặc áo chống rét cho trâu bò. Vận động các hộ che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm và lùa trâu bò thả rông về nuôi nhốt. Hiện nay các địa phương vẫn đang cử cán bộ tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp trên.

Tích cực hỗ trợ nông dân

Theo ông Trần Ngọc Chinh, các xã đã phân công cán bộ về các thôn, hộ gia đình kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện và áp dụng mọi biện pháp tại chỗ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp về phòng chống đói, rét cho gia súc gia cầm và hỗ trợ người dân gia cố, che chắn chuồng, áo chăn gió cho trâu bò. Đặc biệt, chú trọng vùng trọng điểm, những nơi có nhiều gia súc nhỏ, yếu dễ chết vì mưa rét.

Trước mắt, UBND huyện A Lưới hỗ trợ thức ăn tinh cho trâu bò (khoảng 40 tấn cám gạo) để phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; đến nay đã cấp số lượng cám gạo trên về cho các hộ chăn nuôi. Về lâu dài, sẽ triển khai hỗ trợ và hướng dẫn người dân cách dự trữ rơm khô (dựng cây rơm); hỗ trợ đầu tư máy cuốn rơm góp phần đảm bảo nguồn dự trữ thức ăn cho gia súc.

Chuồng trại được gia cố, che chắn giữ ấm cho gia súc

Ông Hồ A Lua, Chủ tịch UBND xã A Roàng thông tin, đợt rét đậm vừa qua, trên địa bàn xã có khoảng 90 gia súc (trâu, bò, dê) bị chết rét… Địa phương đã vận động, hỗ trợ bà con dự trữ thức ăn, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có như chuối, cỏ để phối trộn với thức ăn tinh; đặt đá liếm trong chuồng bổ sung lượng khoáng chất thiếu hụt cho gia súc và hỗ trợ vật liệu, hướng dẫn che chắn chuồng trại cho các hộ nuôi gia súc.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho rằng, qua thực tế tại A Lưới, đơn vị nhận thấy ngoài lý do khách quan do thời tiết thì chủ yếu tập quán thả rong trong rừng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết số gia súc bị chết.

“Nhiều lần chúng tôi triển khai các chương trình tiêm phòng, chống dịch bệnh trên gia súc tại A Lưới thì số lượng đăng ký tiêm rất ít vì đa số gia súc chăn thả trên các vùng rừng xa. Hiện chúng tôi đang trình báo cáo Sở NN&PTNT cũng như đề xuất những giải pháp về lâu dài nhằm đảm bảo vùng nuôi an toàn dịch bệnh, phòng chống mưa rét cho các địa phương”, ông Hưng khẳng định.

Trước đó, ngày 13/1, Phòng NN&PTNT huyện A Lưới báo cáo tổng số gia súc chết do mưa rét từ đầu mùa đến nay (chủ yếu giữa tháng 12/2020 đến nay) là 909 con (trên tổng số 22.252 con toàn huyện). Trong đó, có 62 con trâu, 469 con bò và 378 con dê. Đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho thấy, thời tiết rét đậm, rét hại (có ngày xuống 6-7 độ C) cùng với tập quán chăn thả rong, một phần thiếu thức ăn dự trữ để bổ sung làm cho gia súc chết nhiều tập trung ở các địa phương như A Roàng, Đông Sơn, Hồng Thủy, Hồng Vân…

Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có văn bản yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh khẩn trương lập đoàn công tác về cơ sở đánh giá hiện trạng, nguyên nhân gia súc chết tại A  Lưới.

Ngoài thành lập đoàn đánh giá nguyên nhân, do tình hình rét đậm rét hại còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu địa phương chủ động bố trí ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, chú trọng gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button