Giáo dục Huế

Triển lãm các sản phẩm sáng tạo của Huế

Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên

Giáo dục Huế – Trên 150 sản phẩm khoa học kỹ thuật, y dược, nông lâm ngư của những nhà sáng tạo trẻ ở cố đô Huế đang được triển lãm và thu hút đông đảo người xem.

Triển lãm kéo dài trong hai ngày 11 và 12/5 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đáng chú ý nhất là chiếc Ô tô điện tái chế có trọng lượng 400kg, kích thước dài 2m – rộng 1,2m – cao 1,4m. Vận tốc tối đa là 40km/h. Trọng tải 200kg. Công suất tối đa 2400W. Cùng hệ thống phanh an toàn kết hợp phanh điện và phanh cơ học. Đây là tác phẩm của cậu sinh viên Nguyễn Thanh Việt, sinh viên Vật lý K33 – ĐHKH Huế với nhiều bộ phận trên xe được làm từ phế liệu công nghiệp, hoặc các máy móc cũ đã sử dụng. Tổng giá trị chiếc xe chỉ vào khoảng 15 triệu đồng.
Chiếc xe có thể chở tối đa 200 kg và tốc độ cực đại là 40 km/h. Xe có thể kết hợp hệ thống phanh điện và cơ.
Đây là sản phẩm của Nguyễn Thanh Việt, sinh viên Vật lý K33 – ĐHKH Huế. Nhiều bộ phận trên xe được làm từ phế liệu công nghiệp hoặc các máy móc cũ đã sử dụng. Tổng giá trị chiếc xe chỉ vào khoảng 15 triệu đồng.
hue24h

Máy bay chụp ảnh trên không với tầm bay 1,5km trang bị GPS và Camera được nối với máy tính có các phần mềm xử lý, giả lập 3D. Nhiệm vụ của nó là chụp ảnh, quay phim nhằm phục vụ quản lý quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc.
hue24h

Đây là sản phẩm của Th.S Nguyễn Quang Huy, khoa Kiến trúc, trường ĐH Khoa Học Huế. Ngoài các ứng dụng hiện tại, hiện tác giả đang nghiên cứu phát triển thêm ứng dụng về giám sát phòng cháy rừng trong mua nóng.
hue24h

Bộ tem giới thiệu di tích lịch sử Huế gồm 9 con tem in hình: Cửa Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, Phu Văn Lâu, Văn Miếu Huế, Chùa Thiên Mụ, Cầu ngói Thanh Toàn, Nhà rường Huế. Đây là sản phẩm của tác giả Hồ Mạnh Dũng, khóa 12, trường ĐH Nghệ Thuật.
hue24h

Kính thiên văn tự chế của các sinh viên trường ĐH Sư Phạm Huế với thành phần gồm: ống nhựa PVC, các đầu nối ống nhựa, giấy bìa, băng keo, đế gỗ và tròng kính viễn, kính lúp. Đây đều là các vật liệu rẻ tiền và dễ dàng mua được, dùng để quan sát bầu trời đêm, khi sử dụng trong điều kiện sáng trăng có thể nhìn thấy rõ miệng hố của mặt trăng.
hue24h

Hồ nuôi rắn có kích thước 4x8m, bao bọc bởi tường cao 1m. Giữa hồ là dãi đất cách thành 1m có trồng cây gừa làm nơi trú ngụ cho rắn. Mỗi hồ nuôi khoảng 100 con. Trong hồ có các lồng nuôi rắn hình lục giác, được bao bởi lưới sắt. Nền chuồng đổ đất có trồng cây và thảm cỏ. Mỗi chuồng từ 8 đến10 con. Đây là nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mộng Linh, sinh viên cao học, ĐH Huế giúp nuôi rắn thương phẩm đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
hue24h

Quả cầu chữa cháy với 3 phần: Phần lõi chứa băng khô bằng bột, phần dung dịch chất tạo bọt và phần vỏ kim loại có van. Nhóm học sinh lớp 12, trường Quốc Học Huế đã sáng chế ra quả cầu này, dùng để dập lửa mở đường với giá thành từ 200-300 nghìn. Sản phẩm từng đoạt giải 3 toàn quốc hội thi Khoa học, kỹ thuật Intel ISEF cấp quốc gia
hue24h

Khi quả cầu được kích hoạt bằng các xúc tác, phản ứng hóa học giữa các chất nhồi trong quả cầu sẽ tạo ra một lượng khí lớn hình thành áp suất. áp suất tích tụ dẫn đến các van được kích hoạt xoay tròn phun khí CO2 và bọt để dập tắt đám cháy.
hue24h

Khu vườn tái chế là công trình của nhóm sinh viên, giảng viên khoa môi trường, ĐH Khoa học Huế. Ý tưởng xuất phát từ việc tái chế rác thải kết hợp cùng cây xanh để tạo thành một khu vườn nhỏ trong hộ gia đình.
hue24h

Những khu vườn nhỏ này sẽ góp phần tăng diện tích phủ xanh, cải thiện sức khỏe gia đình, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

Nguồn: vnexpress.net

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button