Kinh tế Huế

Phát triển giao dịch thương mại điện tử

[ad_1]


Triển khai các giải pháp giao dịch thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng

Là DN chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ hoa atiso, nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Sản xuất- chế biến hoa Hichagol có nhà xưởng đóng tại xã Phong An (Phong Điền) luôn tìm cách tiếp cận với các sàn giao dịch TMĐT. Vì vậy, sản phẩm của DN luôn đắt khách với doanh số mỗi tháng gần 500 triệu đồng.

Phó Giám đốc công ty, bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, đứng trước nền kinh tế số như hiện nay, DN rất quan tâm đến giao dịch TMĐT. Vì vậy, từ khi có sản phẩm và mô hình chế biến từ hoa atiso trồng trên vùng đất Phong Điền, DN đã tiếp cận với các kênh bán hàng trên shopee, lazada và tiếp cận các trang TMĐT quốc tế để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm.

Hiệu quả từ các sàn TMĐT thấy rõ trong thời điểm xảy ra dịch COVID- 19 và các đợt bão lũ vừa qua khi các kênh bán hàng truyền thống gặp khó khăn do giãn cách xã hội và người dân hạn chế đi mua sắm thì các giao dịch TMĐT phát huy thế mạnh. Trong đó, nhiều DN bùng nổ doanh số bán hàng khi các kênh bán hàng qua mạng liên tục phát triển và thu hút khách.

Sau gần 4 năm góp mặt vào thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Huế, hiện mỗi tháng Công ty TNHH Sen Thảo tiêu thụ khoảng 2.000 chiếc nón lá sen và túi xách chế tác từ lá sen. Không có mặt bằng ở các tuyến phố du lịch, cũng không ký gửi sản phẩm tại các khách sạn hay trung tâm thương mại trên địa bàn, song số lượng hàng bán ra của DN liên tục tăng nhờ kênh bán hàng qua mạng và tham gia các sàn giao dịch TMĐT.

Theo Giám đốc công ty Nguyễn Thanh Thảo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường kênh bán hàng qua mạng là cách mà Sen Thảo theo đuổi. Với 2 dòng sản phẩm chủ đạo là nghệ thuật và thị trường, trong đó dòng sản phẩm nghệ thuật gồm tranh, nón sen; dòng sản phẩm thị trường thiên về độ bền và sản xuất hàng loạt là túi xách và phụ kiện, hiện sản phẩm của DN không chỉ cung ứng ở thị trường trong nước mà có mặt tại một số nước trên thế giới thông qua các sàn giao dịch TMĐT và các kênh bán hàng qua mạng.

Theo Sở Công thương, giai đoạn 2016-2020, Sở đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, cơ sở sản xuất thông qua hình thức truyền thống như tổ chức đoàn tham gia các hội chợ, hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh các sản phẩm của tỉnh đến với người tiêu dùng và ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, thông qua hình thức TMĐT, trong đó Website “Cổng thông tin sản phẩm đặc sản Huế”, sàn TMĐT tỉnh được xây dựng nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, lâu nay, kênh giao dịch TMĐT có phát triển, song còn khá chậm so với nhu cầu xã hội. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN chưa mạnh dạn tham gia các sàn giao dịch TMĐT cũng như chưa đáp ứng các tiêu chí đặt ra khi công khai thông tin sàn phẩm lên sàn. Sắp tới, Sở triển khai xây dựng giải pháp phát triển TMĐT, trong đó chú trọng hoạt động hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh ứng dựng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử lớn như Amazon, Ebay…

Bài, ảnh: Thanh Hương

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button