Kinh tế Huế

Tín dụng vươn xa

[ad_1]


nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Không ngừng lớn mạnh

Đi vào hoạt động từ năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Huế là một trong những “nhà băng” hiện diện sớm ở Huế. Vietcombank Huế đã xây dựng đội ngũ nhân sự với hơn 160 cán bộ, nhân viên được đào tạo bài bản. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng với 1 trụ sở chi nhánh (CN) và 6 phòng giao dịch (PGD); 34 máy ATM, 518 đơn vị chấp nhận thẻ,… góp phần đưa sản phẩm dịch vụ Vietcombank đến gần khách hàng hơn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank CN Huế chia sẻ: Bên cạnh địa bàn TP. Huế, CN đang triển khai hoạt động tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống PGD tại Phú Vang, Hương Thủy và mạng lưới máy ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ rộng khắp. Thời gian tới, CN tiếp tục nghiên cứu, triển khai mở rộng hoạt động tại các thị xã, huyện khác trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng hệ thống PGD là cách các ngân hàng đưa dịch vụ của mình đến gần hơn với người dân, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nhiều “bước đi” khác cũng được các ngân hàng triển khai để mở rộng thị trường tín dụng và cách làm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) CN Thừa Thiên Huế được đánh giá cao.

Cùng với việc đặt các PGD rộng khắp các huyện thị, thành phố với hệ thống 27 CN và PGD, Agribank CN Thừa Thiên Huế còn tổ chức các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng.

Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái cho biết, các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng được triển khai đầu tiên vào năm 2018. Từ 1 xã ban đầu, đến nay, Agribank CN Thừa Thiên Huế phát triển hệ thống giao dịch lưu động ở 12 xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Theo kế hoạch năm 2021, Agribank Thừa Thiên Huế sẽ phát triển thêm 2 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô đến 2 xã cách xa trung tâm của 2 huyện Nam Đông, A Lưới.

Với việc kết hợp điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “tam nông”, tạo điều kiện cho người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.

Đồng hành cùng phát triển kinh tế

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) CN tỉnh đánh giá, các TCTD trên địa bàn đã và đang góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Cùng với đó các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng DN, khách hàng cũng được các TCTD triển khai, nhất là trong thời gian kinh tế bị tác động tiêu cực do COVID-19.

Các TCTD trên địa bàn đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ được cơ cấu 1.135 tỷ đồng cho 790 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ 2.715 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm là 6,1 tỷ đồng; cho 2.060 khách hàng vay mới để khôi phục sản xuất với doanh số cho vay từ khi công bố dịch đến cuối tháng 3/2021 là 12.806 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn phổ biến từ 0,5%-2,5%/năm so với trước dịch.

Nhiều ngân hàng chủ động tiết giảm chi phí, triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để thực hiện hỗ trợ khách hàng vay gặp khó khăn do dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thông qua hoạt động tín dụng chính sách, CN Ngân hàng CSXH tỉnh đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020, CN đã tạo điều kiện cho gần 92 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn; gần 9 ngàn lao động được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm; giải quyết cho 193 lao động vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 3.420 học sinh sinh viên vay vốn để trang trải chi phí học tập; giải quyết cho 2.022 hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để xây dựng nhà ở để cải thiện đời sống sinh hoạt… với tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 2.988 tỷ đồng, với 115.706 hộ vay đang còn dư nợ.

Số liệu từ NHNN tỉnh, dư nợ tín dụng tại các TCTD trên địa bàn đều tăng trưởng qua các năm. Đến thời điểm cuối 2020, dư nợ tín dụng đạt 51.868 tỷ đồng, tăng 108,1% so với cuối năm 2015. Mức tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 14,0% trong giai đoạn 2011-2015.

Các ngân hàng đã áp dụng hình thức huy động vốn phong phú như tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm tích lũy, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu… với lãi suất phù hợp cho từng loại kỳ hạn, có tặng quà, dự thưởng nên tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Đến cuối năm 2020, vốn huy động đạt 53.285 tỷ đồng, tăng 83,7% so với cuối năm 2015; tăng trưởng vốn huy động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,97%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân 17,2% trong giai đoạn 2011-2015.

Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button