Kinh tế Huế

Công nghệ số – “chìa khóa” cho thanh toán không dùng tiền mặt

[ad_1]


Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh

Ông Châu Khắc Thái thông tin, thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN Việt Nam và UBND tỉnh, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân. Hoạt động TTKDTM diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt; hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được vận hành ổn định, thông suốt, đảm bảo phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Đối với các máy giao dịch tự động, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã triển khai lắp đặt hệ thống máy ATM, POS công nghệ mới hỗ trợ khách hàng nộp tiền vào tài khoản hoặc thanh toán qua QR Code.

Qua theo dõi việc triển khai đẩy mạnh TTKDTM trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả, ngành ngân hàng đã phối hợp các sở, ban ngành triển khai thẻ điện tử công chức cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh, triển khai giải pháp thanh toán qua ứng dụng Hue-S, phối hợp triển khai thanh toán phí, lệ phí tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, thành phố và chuẩn bị triển khai đến các trung tâm hành chính công cấp huyện, thị xã…

Điều này có tạo được những chuyển biến trong TTKDTM cho hoạt động chi các phúc lợi xã hội?

Những năm qua, đẩy mạnh TTKDTM đối với chi trả an sinh xã hội đã được đẩy mạnh. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký kết thỏa thuận liên ngành với các NHTM trên địa bản tỉnh để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chi trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ATM. Với việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM, tổng giá trị chi trả an sinh xã hội tăng mạnh qua các năm, nhất là trong năm 2020. Qua thống kê, tổng giá trị chi trả an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh qua ngân hàng năm 2020 tăng 345% so với năm 2019, trong khi năm 2019 con số này chỉ tăng 12,8% so với năm 2018.

Thanh toán thông qua nền tảng điện thoại di động được coi là xu hướng hiện nay

Trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy TTKDTM. Gần đây nhất, các ngân hàng thương mại đã tham gia, công bố các số tài khoản chuyển tiền miễn phí vì mục đích từ thiện, ủng hộ, góp phần đẩy mạnh TTKDTM trong chi các phúc lợi xã hội.

Thời gian gần đây, TTKDTM có tăng đột biến không, thưa ông?

Giao dịch TTKDTM đều tăng trưởng qua các năm. Trên địa bàn tỉnh, theo thống kê, tổng giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet và điện thoại di động năm 2019 tăng khoảng 29% so với năm 2018; năm 2020 tăng khoảng 62% so với năm 2019.

Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát mạnh như một số thời điểm năm 2020 và đặc biệt hơn 2 tháng trở lại đây, các giao dịch thanh toán tiền mặt trực tiếp bộc lộ nhiều hạn chế, thay vào đó, người dân có xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, liên kết ví điện tử, QR Code… Các giao dịch TTKDTM đã tăng mạnh so với cùng kỳ các năm trước và là xu hướng chung của nền kinh tế.

Ông có thể lý giải nguyên nhân cho sự tăng trưởng này?

Hiện, ngành ngân hàng đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp khuyến khích người dân sử dụng phương tiện TTKDTM. Ngoài ra, sự vào cuộc tích cực của chính quyền, các sở, ban ngành cũng không thể phủ nhận. Nhiều khách hàng đã tìm đến phương thức TTKDTM như một phương thức thanh toán an toàn, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay.

Với TTKDTM, công nghệ là quan trọng nhất, ông nghĩ sao về điều này?

Đúng vậy! Nhận thức được điều này, các ngân hàng đều đẩy mạnh chuyển đổi số. Đến nay, 100% các ngân hàng đã thực hiện đa kênh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, nhiều ngân hàng đã ra mắt giải pháp EKYC (giải pháp định danh điện tử). Đây là giải pháp hỗ trợ việc đăng ký, xác minh thông tin khách hàng qua thiết bị di động mà không phải đến trực tiếp quầy giao dịch được rất nhiều ngân hàng triển khai. Hơn 95% các ngân hàng trên địa bàn phấn đấu đến cuối năm 2021 hoàn thành ra mắt ứng dụng EKYC.

Đối với ứng dụng ngân hàng số, một số ngân hàng trên địa bàn cũng đã ra mắt ứng dụng này rất tiện lợi cho khách hàng.

Tiền đề quan trọng nhất trong TTKDTM hiện nay là gì?

NHNN đã phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Một trong những mục tiêu là phát triển ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, góp phần tăng tỷ lệ khách hàng TTKDTM. Đây là tiền đề quan trọng, góp phần tạo chuyển biến lớn trong chuyển đổi số ngành ngân hàng nói chung và TTKDTM nói riêng.

Theo ông, đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh TTKDTM trong tình hình hiện nay?

NHNN Chi nhánh tỉnh đã triển khai đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ trương chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy TTKDTM thông qua kế hoạch hành động, chương trình hành động… và chuẩn bị ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng.

NHNN chi nhánh tỉnh cũng tổ chức họp giao ban ngành ngân hàng, có công văn chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các quy định liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC), chỉ đạo các NHTM thực hiện chuyển đổi, phát triển ngân hàng số và phát triển thanh toán thẻ nội địa. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa, tăng cường kiểm soát an ninh hoạt động thanh toán, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động và các thiết bị chấp nhận thẻ, phối hợp với cơ quan công an trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, thường xuyên cảnh báo khách hàng các rủi ro trong hoạt động TTKDTM…

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG LOAN (thực hiện)

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button