Chưa được phân loại

Giữ gìn và phát triển múa Náp ở Tân Mỹ (Thừa Thiên – Huế)

Văn hóa Huế – Cùng với với việc chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, người dân thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền vẫn còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa quý báu của cha ông để lại, trong đó nổi bật là múa Náp, đây là một nét đẹp đặc trưng của một vùng quê ven biển.

Theo những vị cao niên trong làng thì không biết chính xác múa Náp có từ bao giờ. Tương truyền vào đời Vua Gia Long (1802-1820), trong một lần du thuyền ngược về khu vực cửa biển Thuận An, nhà vua thấy trên bờ biển có một đám đông đang tụ tập nhảy múa, có kết hợp một số cử chỉ uốn lượn rất lạ mắt. Thấy lạ, vua dừng thuyền đến xem và được biết đó là điệu múa Náp của ngư dân vùng biển xã Quảng Ngạn.
Thấy điệu múa hay, vua khuyên dân làng nên duy trì điệu múa này. Từ đó, người dân Tân Mỹ giữ gìn điệu múa này như một “báu vật” của quê hương. Gia đình nào có việc hiếu hỷ, đội múa này đến – vừa chia sẻ nỗi buồn cùng gia quyến. Nó như sự gửi gắm mong ước mưa thuận, gió hòa, trời yên, biển lặng cho những chuyến ra khơi; là lời chúc, nguyện cầu cho người ra đi được thanh thản.
Múa Náp của làng Tân Mỹ bao gồm ông Cai (đứng đầu) và 20 người là thanh niên và thiếu niên chia làm 5 nhóm trong trang phục màu đỏ, vàng, xanh nước biển, xanh lá cây, hồng. Với đạo cụ là đèn hoặc gậy, điệu múa Náp diễn ra từ 25-30 phút. Múa Náp vốn chỉ có các màn: tam xà, tứ trụ, vô búp (búp sen), ra nở (sen nở), đi vòng số 8. Để điệu múa phong phú và sinh động hơn, người dân trong làng đã cải biên và thêm vào một số động tác như: tam lang, tứ lang, tứ trụ sen, đi hàng 1, chia hàng 2, đi hàng chéo…
Hiện nay, điệu múa Náp thôn Tân Mỹ chủ yếu biểu diễn trong các lễ hội lớn của làng chứ không phục vụ những việc khác, chính điều nay làm cho múa Náp Tân Mỹ không vươn ra xa được. Sau này, muốn để cho múa Náp của địa phương ngày càng vươn xa hơn, trở thành món ăn tinh thần của người dân địa phương và vươn xã hơn ngoài phạm vi làng xã.
Năm 2002, anh Phan Đăng Khoa một người con của làng đã mạnh dạn đề xuất ý kiến phát triển múa Náp, đưa múa Náp phục vụ theo nhu cầu của người dân và được bà con trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. Theo đó 24 em trai trong độ tuổi từ 10-15 được huy động vào đội múa của làng. Bước đầu thành lập, đội múa gặp không ít khó khăn do trình độ của các em còn hạn chế. Tuy nhiên, các em rất hào hứng, chịu khó tập luyện, các bậc phụ huynh lại quan tâm, động viên nên mọi thứ dần đi vào quy củ. Với những tâm huyết của mình, các thành viên trong đội múa Náp biểu diễn rất tâm huyết và nhiết tình.
Một tín hiệu vui của múa Náp Tân Mỹ xã Quảng Ngạn là từ khi từ khi dự án du lịch cộng đồng ở Tam Giang được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội phối hợp triển khai tại Quảng Điền, điệu múa này được đưa vào tour và được du khách đón nhận. Mỗi khi có đoàn khách du lịch đến thăm, cả thôn cùng chung tay đón khách… Khoảng đất nhỏ có mái che vốn là nơi sinh hoạt của thôn được trưng dụng làm nơi biểu diễn.
Những bước di chuyển tam xà, tứ trụ, tam lang, tứ lang, vô búp, ra nở… của các em làm du khách trầm trồ thán phục. Từ ngày múa náp vào tour, cuộc sống của người dân Tân Mỹ sôi động hẳn lên.
Ước nguyện lớn nhất của người dân thôn Tân Mỹ là quảng bá và nhân rộng điều múa này đi khắp nơi và mang tính chuyện nghiệp. Hiện tại, đội múa chỉ mới tận dụng những gì sẵn có mà chưa được đầu tư thích đáng. Địa điểm biểu diễn chật hẹp. Đội múa vẫn phải dùng nhạc nền bằng đĩa chứ không có đội biểu diễn khèn, trống. Điều này làm giảm không ít không khí, chất lượng của buổi biểu diễn. Đây là vấn đề đang được chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ. Anh Trần Đình Vu – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn cho biết. “Múa náp là một trong những loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của cư dân vùng biển. Trải qua hơn ba trăm năm khai hoang lập làng, múa náp đã đồng hành với đời sống tinh thần của ngư dân Tân Mỹ. Để điều múa này được nhân rộng phục vụ du khách trong các tuor du lịch UBND xã đã có những giải pháp như sẽ làm việc với các đoàn lữ hành để đưa vào phục vụ du khách, đồng thời sẽ có chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận học tập các điệu múa náp của những địa khác để tạo thêm sự phong phú đa dạng tạo nên tính chuyên nghiệp trong phục vu du khách”./.

Nguồn: dulichvn.org.vn

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button