Quản trị doanh nghiệp linh hoạt, thượng tôn pháp luật
[ad_1]
Người lao động, doanh nghiệp tìm hiểu các quy định liên quan đến chế độ chính sách về việc làm
Thời gian qua, nhiều DN trên địa bàn tỉnh thành công nhờ biết đi tiên phong trong chuyển đổi mô hình quản trị DN, mang lại hiệu quả rõ rệt trong kinh doanh, nâng cao uy tín với khách hàng, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, dệt may, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, DN khu vực FDI và các ngân hàng thương mại…
Để hỗ trợ và thúc đẩy DN phát triển, tỉnh đã có những việc làm khá thiết thực, như: liên tục thực hiện kế hoạch các “Năm doanh nghiệp”, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ DN thành lập mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đăng ký sở hữu trí tuệ… tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động.
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và vị trí của DN ngày càng được khẳng định. Các hiệp định thương mại tự do nước ta đã ký kết với các đối tác như AEC, EVFTA, CPTPP… đang mở ra cơ hội lớn để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng DN trong nước nói chung và DN Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong đó, yếu tố cốt lõi cần được đầu tư cải thiện đó là: năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ, năng lực tổ chức quản lý của DN.
Theo một khảo sát của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), có khoảng 9% tổng số các DN gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động có kỹ năng phù hợp và 67% trong số các DN này cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các lao động có đủ kỹ năng như yêu cầu. Hơn 70% các DN quy mô nhỏ và vừa cho rằng, nguyên nhân chính của khó khăn trong tuyển dụng là do thiếu lao động có kỹ năng.
Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, về trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN, phần lớn nhân sự cao cấp tại các DN chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh một cách bài bản, chưa gắn với thực tế sản xuất kinh doanh, nhất là trình độ kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở mức cao. Như vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhất thiết cần quan tâm thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lý.
Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của tỉnh được VCCI công bố đầu tháng 6/2020 cho thấy, chỉ số thành phần về đào tạo lao động được các DN đánh giá rất cao, xếp cao nhất trong các chỉ số thành phần của PCI tỉnh năm 2019. Năm 2018, PCI của tỉnh đạt 63,51 điểm, xếp thứ 30/63, ở nhóm khá. Năm 2019, tỉnh đã nỗ lực chỉ đạo các sở ban ngành có biện pháp để cải thiện các chỉ số thành phần đạt thấp, trong đó những nỗ lực của Sở LĐTB&XH và một số sở ban ngành khác thông qua thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã mang lại kết quả rất khả quan. Nhờ vậy, năm 2019, PCI của tỉnh đạt 66,5 điểm, xếp vị trí 20/63 tỉnh, thành. Trong đó, chỉ số Đào tạo lao động của tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành, tăng 28 bậc so với năm trước và là chỉ số có vị trí xếp hạng cao nhất trong 10 chỉ số thành phần của tỉnh.
Bài, ảnh: Liên Minh