Kinh tế Huế

Ngành dệt may, da giày nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nhanh

[ad_1]


Ảnh minh họa: NQ

Ngành dệt may, da giày – túi xách Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu và hội nhập quốc tế; với lực lượng lao động đông đảo, khoảng trên 4,3 triệu lao động (chỉ tính riêng cho các doanh nghiệp có quy mô trên 100 lao động), xuất khẩu năm 2019 đạt khoảng 62 tỷ đô la Mỹ, chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu của cả nước…. có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của đất nước.

Năm 2020, đại dịch COVID 19 lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới cũng như mọi mặt kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may, da giày – túi  xách và Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói riêng; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn…

Thủ tướng yêu cầu trong điều kiện còn nhiều khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, các quốc gia đều phải phấn đấu cho mục tiêu kép, ngành dệt may, da giày – túi xách cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục tăng trưởng nhanh, phát triển chuỗi cung ứng, công nghiệp phụ trợ, giải quyết việc làm.

Trong đó, phấn đấu năm 2021 lấy đà tăng trưởng như  năm 2019, năm 2022 quyết tâm tăng trưởng cao hơn năm 2019, góp phần ổn định xã hội, không để lao động thất nghiệp, ổn định thu nhập; tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may đưa ngành dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới. Tạo lợi thế cạnh tranh nhờ giao tiếp trên một không gian chung với các hãng thời trang lớn của thế giới.     

Đồng thời, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại (EVFTA, CPTPP, RCEP); phát triển mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, phụ trợ, tăng tỉ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.            

Nâng cao mức độ tự động hoá, tăng năng suất lao động, tăng dần thu nhập lên mức trung bình khá; triển khai nhanh và có bước đi thích hợp, tận dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không để bị động dẫn tới nguy cơ bị đào thải khi công nghệ mới được triển khai rộng rãi.

Theo VPCP

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button