Kinh tế Huế

Cán bộ tín dụng chính sách làm “dân vận”

[ad_1]


Cán bộ tín dụng gần gũi với người dân

Câu chuyện thoát nghèo của gia đình anh Hoàng Minh Nhiên trú tại thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới là một ví dụ, khi có sự đồng hành của nguồn vốn chính sách và sự hỗ trợ tư vấn của cán bộ tín dụng đã góp phần quan trọng giúp anh thoát nghèo.

Anh Nhiên kể: Năm 2015, gia đình anh được bình xét cho vay 25 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để mua bò giống. Trong năm đầu tiên, do không có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Lúc đó, hội nông dân cùng với cán bộ tín dụng thường xuyên ghé thăm nhà động viên, hỗ trợ anh tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi phục vụ cho việc canh tác.

Sau 4 năm cần mẫn với đàn bò, chuyên tâm phát triển diện tích rừng trồng, gia đình anh Nhiên chính thức thoát nghèo. Sau khi trả hết tiền vay, anh mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng cộng với nguồn vốn tích cóp được, anh chuyển đổi 1,5 ha đất rừng sang trồng chuối già lùn. Hiện diện tích chuối của gia đình đã cho thu hoạch, đàn bò cũng phát triển mang lại thu nhập ổn định cho gia đình hơn 260 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Khoa Minh Trí, cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới, thời gian đầu cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn, cán bộ tín dụng phải thường xuyên đến tận nhà động viên, nắm bắt các khó khăn của người dân; từ đó đề xuất với các đoàn thể, chính quyền cùng tham gia hỗ trợ người dân…

Thông qua việc khảo sát nắm các mô hình kinh tế trên địa bàn, người cán bộ tín dụng còn thực hiện vai trò cầu nối đưa các sản phẩm của người dân tiếp cận với thị trường, hỗ trợ tư vấn cho người dân nhiều cách làm hay, hiệu quả. Thông qua việc nắm địa bàn, cán bộ tín dụng chia sẻ, động viên bà con làm ăn, tạo nên sự chuyển biến không nhỏ trong tập tính canh tác theo đúng phương châm mà tín dụng chính sách hướng đến “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Nói như ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng phục vụ là những người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) còn hạn chế. Các chương trình cho vay đều không phải thế chấp nên đồng nghĩa với mức độ rủi ro tín dụng lớn. Vì thế, hoạt động của ngân hàng không chỉ đơn thuần là giải ngân cho bà con vay vốn mà người làm tín dụng còn phải là người bạn, người thân cùng chia sẻ trong cách làm, thực hiện tốt phương án SXKD cùng họ vươn lên trong cuộc sống.

Không chỉ “dân vận” trực tiếp với khách hàng, cán bộ NHCSXH cũng phải khéo léo, phối hợp tốt với các hội, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền cơ sở từ tổ dân phố đến thôn. Thông qua việc triển khai hiệu quả các điểm giao dịch tại 141 xã, phường, thị trấn, hoạt động tín dụng chính sách được nối dài hơn và các điểm giao dịch xã được xem là kênh tiếp nhận nắm bắt thông tin từ các hộ vay, các tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhờ làm tốt công tác dân vận mà quy mô và chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh ngày càng được nâng cao. Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với 100% thôn, bản, tổ dân phố trên toàn tỉnh. Trong 8 tháng đầu năm 2021, ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho 10.875 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn với tổng dư nợ của đạt 3.143 tỷ đồng, chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn được nâng lên với trên 95% tốt và không có tổ yếu.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button