Kinh tế Huế

Chính sách thuế đối với lãi vay

Kinh tế Huế – Trả lời công văn số 2308/CT-Ktr 1 ngày 11/4/2013 của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng băn khoăn của một số doanh nghiệp liên quan đến chính sách thuế đối với lãi vay, mới đây, Tổng cục Thuế có Công văn 1932/TCT-KK hướng dẫn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, Công văn 1932/TCT-KK ngày 11/6/2013 của Tổng cục Thuế cho biết, căn cứ Khoản 8a Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 quy định về đối tượng không chịu thuế, thì dịch vụ cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng cung ứng gồm các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;…
trong khi đó, căn cứ Khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về đối tượng áp dụng như sau: “Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”
 Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 60/2012/TT-BTC nêu trên quy định về đối tượng chịu thuế TNDN như sau: “Thu nhập từ Lãi tiền vay: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay có hay không được quyền hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, kể cả các khoản thường đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế); thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi. Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản chi phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.”
 Căn cứ Khoản 2a Điều 13 Thông tư số 60/2012/TT-BTC nêu trên quy định về tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh.
 Căn cứ Khoản 2 (b) Điều 28 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính quy định việc xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.
 Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm có hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Limited) và việc Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm trả lãi cho khoản vay của Ngân hàng Trung Quốc được xác định là phù hợp với quy định của pháp luật thì khoản lãi vay Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm trả cho Ngân hàng Trung Quốc thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nhưng thuộc đối tượng chịu thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC nêu trên.
 Trường hợp Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm đã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT thay cho tổ chức Ngân hàng Trung Quốc đối với khoản tiền lãi vay thì Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm được khấu trừ, hoàn thuế đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài hoặc được trừ vào số thuế phải nộp trong lần nộp tiếp theo của nhà thầu theo quy định tại Khoản 2 (b) Điều 28 Thông tư số 28/2011/TT-BTC.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button