Kinh tế Huế

Hướng đến chăn nuôi công nghệ cao, an toàn sinh học

[ad_1]


Hướng đi mới từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Trang trại “tiền tỷ”

Cùng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư các trang trại (TT) lớn, phát triển chăn nuôi heo mô hình CNC, ATSH, góp phần làm thay đổi “diện mạo” chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY, Sở NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có khoảng 315 TT quy mô nhỏ (120 trại bò, 10 trại trâu, 5 trại dê, 80 trại lợn, 60 trại gà và 40 trại vịt); có 60 TT quy mô vừa (10 trại bò, 30 trại lợn và 20 trại gà); và 10 TT chăn nuôi lợn quy mô lớn.

Có trên 10 TT do doanh nghiệp đầu tư ở các địa phương Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà theo quy mô công nghiệp. Trại lợn nái ngoại bố mẹ có quy mô 2.400 con, góp phần cung ứng giống, an toàn dịch bệnh; các trại lợn thịt có quy mô từ 1.000- 8.000 con và các trại gà thịt có quy mô từ 7.000- 14.000 con hợp tác, liên kết với các công ty như CP Việt Nam, Mavin, GreenFeed.

Chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đang ngày được nâng cao nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cung ứng cho thị trường.

Chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm cho thu nhập ổn định

Trong số các doanh nghiệp đầu tư mô hình chăn nuôi hiện đại, ứng dụng CNC có thể kể đến như Công ty AGRY (Mavin), Công ty Hoàng Bằng, Công ty Trần Năng, Công ty Lam Điền, Công ty Trí Dũng, Công ty CP, Công ty Thăng Dung, Công ty Hoàng Vân…

Một số hộ đầu tư chăn nuôi theo mô hình TT như Hồ Dựng, Trương Xuân Vinh, Nguyễn Đắc Thanh, Phạm Nhạc, Đặng Phước Trùng (Quảng Điền); Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Hữu Trường Thi, Trần Thị Mỹ Lệ (Phong Điền); Nguyễn Hữu Tâm (Hương Trà); Phạm Văn Bôn (Phú Lộc); Nguyễn Công Trứ (Nam Đông)… cũng chăn nuôi tập trung, ứng dụng CNC.

Đặc biệt, hiện nay tại khu TT thuộc các xã Quảng Vinh và Quảng Lợi (Quảng Điền) có các TT chăn nuôi lợn và gà quy mô công nghiệp áp dụng công nghệ bán tự động.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục CN&TY cho rằng, “điểm nhấn” trong bức tranh chăn nuôi toàn tỉnh hiện nay là có trên 50 cơ sở chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gia súc nuôi trên 2.000 con lợn và 1 TT chăn nuôi lợn hữu cơ với quy mô 500 con/lứa.

Có 5 cơ sở chăn nuôi tại thị xã Hương Thủy được cấp Giấy chứng nhận phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), trong đó có 2 cơ sở chăn nuôi lợn và 3 cơ sở chăn nuôi gà.

Nhiều chính sách hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, các chủ trương, giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công; công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm… đã được triển khai thực hiện tốt, nhờ đó đã góp phần giữ tương đối ổn định số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng đàn vật nuôi trong tỉnh.

Đến hết quý I năm 2021, cơ bản tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn giữ ổn định và có tăng trưởng. Chủ trương năm nay giữ ổn định đàn trâu, bò và gia cầm tăng khoảng 3%/năm. Đối với đàn lợn dự kiến tổng đàn tăng 8%/năm.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong đó đối với lĩnh vực chăn nuôi sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở sản xuất giống lợn đạt quy mô TT được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua sắm trang thiết bị, nhưng không quá 500 triệu đồng/TT đối với TT quy mô nhỏ, 1 tỷ đồng đối với TT quy mô vừa và 1,5 tỷ đồng đối với TT quy mô lớn.

Dự án đầu tư cơ sở sản xuất giống gà đạt quy mô từ 1 triệu gà giống trở lên được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư xây dựng chuồng trại, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp sản xuất, nhưng không quá 1 tỷ đồng/cơ sở.

Dự án đầu tư TT chăn nuôi lợn, bò, gà an toàn sinh học hoặc hữu cơ (tối thiểu đạt quy mô vừa và đạt giá trị sản xuất từ 2 tỷ đồng/năm trở lên) được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua sắm trang thiết bị, chứng nhận hữu cơ nhưng không quá 500 triệu đồng/TT đối với TT quy mô vừa và 1.000 triệu đồng/TT đối với TT quy mô lớn…

UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT tạo điều kiện để tỉnh được tham gia các đề án, dự án phát triển CN&TY trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực, phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị.

Bổ sung vào đề án tái cơ cấu và kế hoạch hành động của Trung ương nhằm hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ về chuyên môn để địa phương được tham gia xây dựng một số mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, mô hình nuôi gà lông màu theo hướng TT, nuôi gà thả vườn, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi hữu cơ và một số mô hình thích hợp khác để có cơ sở triển khai nhân rộng giúp nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tạo điều kiện hỗ trợ nguồn lực, con giống và hướng dẫn tỉnh khôi phục kịp thời đàn lợn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và góp phần bình ổn được giá thịt lợn lâu dài.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 18.450 con trâu, 30.090 con bò; ổn định so với cùng kỳ do thiếu bãi chăn và do giết mổ để bù đắp thiếu hụt thịt lợn trong thời gian dịch tả lợn châu Phi. Đàn lợn có khoảng 123.000 con (tăng 10%), do dịch bệnh trong tỉnh đã được khống chế nên các cơ sở chăn nuôi bảo đảm ATSH bắt đầu tái đàn. Đàn gia cầm có 3.880 nghìn con, tăng 3,9%, thời gian gần đây đàn gia cầm tăng (nhất là đàn gà) do quay vòng vốn nhanh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button