Kinh tế Huế

Khoai lang, dưa hấu… trên vùng cát Quảng Công

[ad_1]


Trồng ớt trên vùng đất khô hạn, chua phèn

Bà Lê Thị Ngọc ở xóm 2, thôn 4, xã Quảng Công chia sẻ, 3,5 sào ruộng trồng lúa của gia đình nằm trong vùng đất pha cát không chủ động nguồn nước tưới, thường khô hạn trong vụ hè thu. Một thời, diện tích này được chuyển sang trồng lạc nhưng vẫn gặp hạn, không hiệu quả. Từ hai năm nay, gia đình chuyển sang trồng khoai lang đỏ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Theo chị Ngọc, trồng khoai lang đỏ đơn giản và dễ chăm sóc hơn nhiều so với trồng lúa, lạc. Trồng khoai lang ít bón phân, chủ yếu một ít phân chuồng tận dụng từ chăn nuôi gia súc và bón một ít phân đạm khi cây bén rễ, chờ đến khi thu hoạch. Khoai lang đỏ cũng ít bị sâu bệnh, hoặc chỉ một số loại sâu ăn lá dễ phòng trừ. Trồng khoai chỉ cần tưới nước vài lần từ khi mới xuống giống, khi cây đã bén rễ, phát triển không cần tưới nước trong suốt cả mùa vụ.

Khoai đến độ thu hoạch, được lái buôn đến thu mua tận đồng ruộng, hoặc người dân bày bán dọc đường được nhiều người ưa chuộng. Bà Ngọc nhẩm tính: Với giá hiện nay từ 8-10 ngàn đồng/kg, mỗi sào khoai lang đỏ cho năng suất trên 3,5 tạ; sau khi trừ chi phí lãi trên 3 triệu đồng/sào, cao gấp đôi trồng lúa.

Chủ tịch UBND xã Quảng Công, ông Nguyễn Hữu Truyền cho hay, đặc thù của địa phương nằm ven biển và đầm phá, nguồn nước dẫn từ các kênh về rất khó khăn nên việc trồng lúa, lạc thường bị khô hạn, năng suất, giá trị kinh tế thấp. Từ mấy năm nay, chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn người dân trồng khoai lang ruột đỏ, đến nay toàn xã trồng 17 ha.

Khoai lang không chỉ dễ trồng, chi phí đầu tư thấp mà còn phù hợp với thời tiết nắng nóng, chịu hạn tốt. Sau 5 tháng trồng, chăm sóc khoai có thể cho thu hoạch. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, mỗi sào có thể đạt 4-5 tạ, còn trung bình 3,5 – 4 tạ, thu nhập 3,5 – 4 triệu đồng/sào.

Trên địa bàn xã Quảng Công còn có nhiều diện tích lúa thường bị nhiễm chua phèn khá nặng do khô hạn, thường bị mất mùa, thậm chí thiệt hại nặng. Thời gian gần đây, địa phương chuyển đổi các diện tích này sang trồng dưa hấu, phù hợp với thổ nhưỡng đồng ruộng, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ vài ha thử nghiệm ban đầu, đến nay trên địa bàn xã Quảng Công có hơn 7 ha dưa hấu, bình quân mỗi ha cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Từ hiệu quả của khoai lang ruột đỏ, dưa hấu, có khả năng chịu hạn tốt, xã Quảng Công đang tiếp tục rà soát một số diện tích lúa không chủ động nguồn nước tưới, thường khô hạn chuyển sang trồng các loại cây này. Ngoài ra, ớt cũng là cây trồng chịu hạn tốt, mang lại hiệu quả được người dân lựa chọn đưa vào trồng thay thế trên các diện tích lúa thường khô hạn, hiệu quả thấp.

Bài, ảnh: Triều Cường

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button