Kinh tế Huế

Lộc Sơn tạo đà phát triển tiểu thủ công nghiệp

[ad_1]


Trồng rừng sản xuất phát triển nguồn nguyên liệu chế biến gỗ được cấp ủy, chính quyền Lộc Sơn khuyến khích (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Cơ sở mộc mỹ nghệ ở thôn Xuân Sơn của Công ty TNHH Tân Quốc Trung, do ông Nguyễn Phúc Thành làm chủ, là một trong những cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn xã Lộc Sơn được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ việc được chính quyền địa phương hỗ trợ mặt bằng, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động thông qua chương trình khuyến công, cơ sở này hiện đang hợp đồng sản xuất sản phẩm nội thất đồ gỗ cho các đối tác khắp các tỉnh, thành trong nước.

Ông Nguyễn Phúc Thành cho biết: Sản phẩm của công ty gồm bàn, ghế, tủ, sô pha… được thị trường cả nước ưa chuộng. Ngoài cung cấp sản phẩm cho các đơn hàng trong và ngoài tỉnh, chúng tôi được địa phương tạo điều kiện mặt bằng, mở rộng cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm nội thất nên doanh thu tăng lên hằng năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương, với mức thu nhập bình quân 9-10 triệu đồng/người/tháng.

Xuân Sơn và Vinh Sơn là 2/4 thôn của xã Lộc Sơn có tỷ lệ hộ gia đình tham gia kinh doanh các ngành nghề TTCN như cơ khí, cán tôn, mộc mỹ nghệ, bóc ván ép, chế biến gỗ xuất khẩu, gara ô tô… chiếm hơn 40%.

Từ khi khu công nghiệp La Sơn trên địa bàn hình thành với quy mô trên 300ha, nhiều công ty đi vào hoạt động ổn định, mở ra điều kiện hình thành các ngành nghề TTCN với chiều hướng phát triển.

Công ty TNHH MTV Gỗ Duy Việt là một trong những doanh nghiệp (DN) có quy mô khá lớn ở Lộc Sơn. Hiện tại DN này giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động có thu nhập ổn định; doanh thu hằng năm của DN khoảng trên 5 tỷ đồng.

Để đẩy mạnh phát triển các ngành nghề TTCN theo nghị quyết của Đảng ủy xã về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chi bộ thôn Xuân Sơn, Vinh Sơn – hai địa phương chủ yếu có tiềm năng phát triển các ngành nghề TTCN – tập trung nghiên cứu, xác định rõ các nội dung trọng tâm của nghị quyết để triển khai áp dụng vào thực tế.

Ông Đỗ Ngọc Lãnh, Chủ tịch UBND xã Lộc Sơn thông tin, cấp ủy chi bộ các thôn đã kịp thời tham mưu Đảng ủy, UBND xã đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế như nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư của cá nhân, DN, tay nghề lao động… nên huy động được nguồn lực trong dân đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN.

Để khuyến khích bà con mở rộng đầu tư, địa phương chủ động lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, nhất là chương trình trồng rừng sản xuất phát triển nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu, đầu tư hạ tầng hướng đến khuyến khích các ngành nghề có thế mạnh.

Nhờ đó đến nay, trên địa bàn mỗi thôn đã phát triển hàng chục cơ sở cơ sản xuất TTCN, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Theo ông Đỗ Ngọc Lành, địa phương sẽ có cơ chế khuyến khích du nhập các ngành nghề TTCN nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, tăng cường thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, nhất là hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất CN- TTCN; tiếp tục tạo thuận lợi cho việc huy động và thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN trên địa bàn…

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button