Kinh tế Huế

Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

[ad_1]


Người dân tập kết vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật tại thùng rác ở thôn Dương Nỗ Cồn (xã Phú Dương)

Thiết thực

Tập kết các vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật tại thùng rác chung đã trở thành thói quen của bà con thôn Dương Nỗ Cồn (xã Phú Dương). Ông Trần Tỏ, Trưởng ban Công tác Mặt trận (CTMT) thôn Dương Nỗ Cồn cho biết, mô hình trên được triển khai từ năm 2016, đến nay đã thu được nhiều kết quả. Nhờ sự vào cuộc tuyên truyền, vận động của Ban CTMT cùng các đoàn thể tại thôn, người dân đã dần ý thức được lợi ích chung và nghiêm chỉnh chấp hành.

Bà Trần Thị Lo, người dân sống tại đây nhận xét, thùng rác được đặt ở vị trí thuận lợi để mọi người có thể sử dụng và quy ước chỉ dùng để chứa vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực, tránh vứt bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường.

Theo thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) xã Phú Dương, địa phương có diện tích sản xuất đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và hoa màu nên việc người dân sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, mô hình trên đã nhân rộng ra 6/9 thôn với 11 thùng rác đặt ở những vị trí phù hợp, thuận tiện giao thông, nhưng xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường.

Là địa phương ven biển của Phú Vang, năm 2019, Ủy ban MTTQVN xã Vinh Thanh triển khai mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu” tại thôn 1. Mô hình được người dân trong thôn đồng tình ủng hộ và đều ký cam kết bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Theo đó, hàng tuần các hộ dân trong thôn tham gia quét dọn và thu gom rác thải đúng quy định, đảm bảo vệ sinh chung các đoạn đường tự quản; trồng các tuyến đường hoa, khơi thông cống rãnh, làm sạch bãi biển. Ở trong thôn đã hình thành các đội tình nguyện cùng nhau giữ gìn môi trường biển…

Nhân rộng

Bà Quách Mỹ Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Phú Vang thông tin, thời gian qua, Mặt trận huyện đã hướng dẫn Mặt trận các cấp xây dựng điểm mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các địa phương đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước tự quản ở các địa bàn dân cư. Mặt trận và các đoàn thể đã tổ chức để người dân ký cam kết thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong từng hộ gia đình.

Bên cạnh đó, Mặt trận cơ sở đã phối hợp cùng các tổ chức thành viên thành lập các tổ thu gom rác thải tập trung ở các khu dân cư và vận động người dân tập trung thu gom và xử lý rác thải tại các điểm công cộng, khu vực kênh, rãnh. 100% xã, thị trấn đều tổ chức thu gom và xử lý rác thải thường xuyên. Tỉ lệ rác thải được thu gom, xử lý hợp vệ sinh trên địa bàn toàn huyện đạt trên 81%; số hộ thu gom, xử lý rác thải và thu phí ở các địa phương đạt tỷ lệ khoảng 88%.

Theo bà Lưu, để nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường, quan trọng nhất là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người cùng tham gia. Mặt trận các cấp đã tổ chức 25 hội nghị, lớp tập huấn tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho gần 2.000 người; tổ chức hơn 50 đợt ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu hút 3.200 lượt người tham gia. Các tổ chức thành viên như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cũng xây dựng khoảng 300 đoạn đường tự quản “Xanh – sạch – đẹp” trên toàn huyện.

“Xác định mục tiêu tập trung phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, thời gian tới, Mặt trận và các tổ chức thành viên huyện Phú Vang sẽ tiếp tục phát huy và nhân rộng nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”, bà Lưu cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button