Kinh tế Huế

Quảng Điền: Gần 70 ha tôm bị bệnh gây thiệt hại lớn

[ad_1]


Sục khí, tạo oxy thường xuyên cho hồ tôm

Thiệt hại lớn

Ông Trần Dưỡng ở xã Quảng Thành lo lắng, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài kèm theo mưa dông, môi trường thay đổi đột ngột khiến thủy sản khó thích nghi. Chừng một ha tôm sú của gia đình sắp thu hoạch bị chết rải rác nhiều ngày qua và gần đây có dấu hiệu chết nhanh với số lượng lớn.

Ông Dưỡng cũng như nhiều hộ nuôi triển khai các biện pháp chống nóng, bảo vệ tôm cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ khuyến nông, thủy sản địa phương nhưng bệnh vẫn chưa giảm. Tính đến ngày 23/7, số lượng tôm bị chết khoảng 3 tạ, ước thiệt hại trên 60 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành, bà Nguyễn Thị Dạ Thảo nhận định, thời tiết khắc nghiệt làm môi trường thay đổi đột ngột, tôm mất đề kháng dẫn đến một số bệnh, trong đó có bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh nguy hiểm đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Đến thời điểm này, toàn xã có 6,5 ha của 12 hộ bị bệnh với hơn 2 tấn tôm sú bị chết, ước thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Thái Yến, một hộ nuôi tôm ở xã Quảng Thành, cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng, trong thời điểm này, người dân cần kiểm tra, gia cố bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao theo quy định, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm từ 10-18 giờ và sáng sớm hằng ngày. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm).

Người dân thu hoạch tỉa, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền thông tin, đến ngày 23/7, toàn huyện có khoảng 45 ha tôm của 65 hộ bị bệnh đốm trắng, tập trung ở các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Ngạn, Quảng Thành.

Ngoài bệnh đốm trắng còn xuất hiện bệnh do môi trường làm tôm chết rải rác tại một xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thành, Quảng An và Quảng Phước với gần 22 ha của 42 hộ.

Cần kết hợp kinh nghiệm và khoa học

Qua kiểm tra PCR, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn tiến hành hướng dẫn xử lý, tiêu hủy tôm bệnh, khoanh vùng dịch và triển khai các biện pháp ứng phó, bảo vệ tôm tránh lây lan trên diện rộng.

Bà Nhã cảnh báo, nắng nóng sẽ còn diễn ra gay gắt. Kết quả quan trắc, giám sát môi trường tại các ao nuôi, vùng bãi triều và đầm, vịnh của Chi cục Thủy sản cho thấy, nhiệt độ nước tăng cao trên 330C (nhất là từ 13-16 giờ trong ngày). Cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột, làm các yếu tố môi trường thay đổi khó lường, gây bất lợi quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi.

Ngành nông nghiệp đang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp ứng phó, bảo vệ tôm nuôi trong điều kiện thời tiết phức tạp. Ngoài kinh nghiệm của người dân cần kết hợp với hướng dẫn của các ban ngành một cách khoa học, bài bản trong bảo vệ tôm nuôi.

Người dân cần cho ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý theo kích cỡ và mật độ nuôi, giảm 15-30% thức ăn trong những ngày nắng nóng, bổ sung vitamin C, khoáng vi lượng theo định kỳ, sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng. Bà con cần sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao nuôi với hàm lượng 2 – 4 kg vôi bột/100 m3 nước. Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối nhằm sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button