Kinh tế Huế

Thành phố Huế phải là trung tâm động lực cho sự phát triển

[ad_1]


Thành phố Huế sau khi mở rộng phải trở thành trung tâm động lực cho sự phát triển của tỉnh. Ảnh: Hiếu Đặng 

Ưu tiên mở rộng địa giới hành chính

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP. Huế-Võ Lê Nhật, 6 tháng đầu năm 2021, TP. Huế triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH trong điều kiện ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 1264 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính TP. Huế đã tạo thêm thế và lực, là tiền đề để xây dựng TP. Huế phát triển nhanh, bền vững, xây dựng và phát triển TP. Huế xứng tầm đô thị hạt nhân, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị với mục tiêu xuyên suốt sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. 

Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách đến Huế ước đạt 700 nghìn lượt khách, khách lưu trú ước đạt 370 nghìn lượt khách, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu du lịch ước đạt 600 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định không có biến động nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 19.895 tỷ đồng, tăng 14,58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tuy nhiên tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá và tạo việc làm ổn định cho người lao động với giá trị sản xuất đạt 4.893 tỷ đồng, tăng 11,2% so với sáu tháng cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cao, đạt 72,7 triệu USD; thu ngân sách 690 tỷ đồng, đạt gần 70%…

Do mở rộng địa giới hành chính từ 70km2 lên 266km2 với dân số hơn 652.000 người nên TP. Huế đề xuất tỉnh ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đô thị hạt nhân. Ngoài ra, đề nghị tỉnh bố trí, bổ sung thêm biên chế tại các cơ quan hành chính; phân cấp việc phê duyệt đề án sử dụng tài sản công trên địa bàn trên cơ sở vẫn đảm bảo quy định chung về quy hoạch đất đai nhằm tạo sự chủ động và tránh lãng phí trong việc quản lý sử dụng tài sản.

Trung tâm động lực cho phát triển của tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu kết luận tại buổi làm việc 

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được về KT-XH của thành phố trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh. Hi vọng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện “mục tiêu kép”, cuối năm thành phố sẽ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH đã đề ra của cả năm, tạo tiền đề cho phát triển giai đoạn 2021- 2025.

Về phát triển KT-XH trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, vai trò của TP. Huế khi mở rộng địa giới hành chính đã được tỉnh và thành phố xác định rất rõ. “Nếu như trước đây, TP. Huế đóng vai trò là trung tâm văn hóa, hành chính, chính trị thì giờ đây, sau khi mở rộng quy mô cả diện tích và dân số, với sự ưu tiên của các nguồn lực, thành phố phải trở thành trung tâm động lực, là đầu tàu cho sự phát triển KT – XH của tỉnh”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Để làm được điều này, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị TP. Huế tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Cùng với đó, yêu cầu lãnh đạo TP. Huế có dự báo về bức tranh thành phố trong tương lai để có kế hoạch phát triển căn cơ, bài bản, hài hòa. Khẩn trương đánh giá, rà soát lại toàn bộ các quy hoạch; việc lập quy hoạch chung TP. Huế cần làm sớm, tạo tiền đề xây dựng toàn tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương. Có lộ trình xây dựng một số xã sau khi sáp nhập lên phường, trong đó tập trung cho các xã đã được quy hoạch. Tập trung quản lý tốt đô thị các vùng mới xác lập vào thành phố; xử lý môi trường đô thị và rác thải. Đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn, cần tập trung thực hiện tốt.

Tiếp tục nỗ lực hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, có bản sắc riêng trở thành động lực cho sự phát triển là yêu cầu cấp thiết, phải làm trong giai đoạn tới. Trong đó, cân đối nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại theo thứ tự ưu tiên; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông; chỉnh trang, nâng cấp đô thị, có nhiều hơn không gian công cộng.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hành động, thân thiện, phục vụ. Phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; lấy doanh nghiệp làm trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ; từng bước xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, tăng trưởng xanh.

Bài, ảnh: Thái Bình

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button