Kinh tế Huế

Trăn trở cùng hội viên

Kinh tế Huế – Năng nổ, nhiệt tình với ND, làm kinh tế giỏi, đó là nhận xét của hội viên ND xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế về ông Nguyễn Đình Tánh – Phó Chủ tịch Hội ND xã.
Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, ông rất thấu hiểu nỗi vất vả của người hàng ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống vẫn nhiều khó khăn. “Được hội viên tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội ND xã, tôi luôn trăn trở làm sao để tổ chức Hội thật sự là chỗ dựa tin cậy cho hội viên, giúp nông dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống” – ông Tánh tâm sự.

Mở xưởng tạo việc làm cho bà con
Nông dân Dương Hòa chủ yếu trồng lúa, ngô, sắn và cây thực phẩm; cây công nghiệp ngắn ngày. Phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, tư liệu sản xuất thô sơ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế, sản phẩm làm ra chưa thật sự bảo đảm chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường, dẫn đến thu nhập của nông dân còn thấp. Vì vậy, ông Tánh luôn xác định, chính điều đó đòi hỏi mỗi người cán bộ hội từ xã đến các thôn phải tận tụy, nhiệt huyết với công việc, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm để giúp ND phát triển kinh tế gia đình…
Vốn có nghề thợ mộc, ông Tánh đã chọn cho mình hướng phát triển kinh tế gia đình từ nghề mộc và chăn nuôi heo, gà. Năm 1990, với 10 triệu đồng dành dụm, ông đầu tư mua máy móc, mở xưởng mộc. Ban đầu sản phẩm ông làm ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Không thể thất bại, ông đi tham quan học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm làm đồ gỗ cao cấp ở các làng nghề mộc truyền thống khác rồi tìm ra cho mình hướng đi mới bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản xuất dần đi vào ổn định, đơn đặt hàng ngày một nhiều. Doanh thu trung bình mỗi năm của xưởng là 200 triệu đồng, trừ chi phí gia đình ông lãi hơn 50 triệu đồng. Công nhân trong xưởng được ông trả công 150.000 đồng/người/ngày.
Việc nào cũng giỏi
Xưởng mộc không chỉ giúp cho vợ chồng ông có cuộc sống khá giả, tạo thêm việc làm cho người lao động mà còn giúp ông tánh có điều kiện để mở mang chăn nuôi, trồng trọt. Gia trại của gia đình ông lúc nào cũng có 50 con gà, 10 con heo, 1ha trồng lạc. Tổng thu nhập trung bình từ nghề nông của gia đình mỗi năm gần 300 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 70 triệu đồng. Ngoài ra, với 200m2 trồng hoa cúc và 200 chậu cúc, ông tính, riêng hoa cúc năm nay gia đình cũng có 15 triệu đồng. “Tôi vừa đầu tư 40 triệu đồng để đóng 10 chuồng nuôi 2.000 con chim cút” – ông Tánh tiết lộ.
Không chỉ tiên phong trong làm kinh tế, ông tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình công tác của Hội đến hội viên, nông dân. Vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, luôn tích cực phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho hội viên và bà con nông dân, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi… “Tôi mong những việc làm nhỏ bé của mình sẽ góp phần giúp nhiều người thoát nghèo”- ông Tánh tâm sự.
Những việc làm của ông Tánh đã đóng góp vào thành tích của Hội. Nhiều năm liền, Hội ND xã Hương Thủy được công nhận vững mạnh. Riêng ông nhận được giấy khen, bằng khen của Hội cấp trên, UBND xã, huyện… tặng.

Nguồn: Thanh Nga – baomoi.com

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button