Kinh tế Huế

Trồng rừng thay thế bằng cây bản địa

[ad_1]


Trồng rừng thay thế bằng cây bản địa ở A Lưới

Trồng hàng ngàn ha rừng thay thế

Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) A Lưới, ông Văn Thân khẳng định, rừng A Lưới có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ đối với các vùng dân cư phía Tây của tỉnh mà còn nhiều vùng lân cận. Nhiều năm qua, do tác động thiên tai, xâm hại của con người và chuyển đổi mục đích sử dụng khiến nhiều diện tích rừng tự nhiên suy giảm.

Trồng RTT được xác định là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tái sinh, phục hồi diện tích rừng tự nhiên. Trong đó, các loài cây bản địa thân gỗ lớn như lim, gõ, chò, kiền kiền… là những loài được lựa chọn. Tính riêng năm vừa qua, đơn vị trồng 185 ha các loài cây bản địa ở các tiểu khu thuộc các địa bàn xã Hương Phong, Hương Nguyên.

Tình trạng chặt phá rừng cộng với chuyển mục đích sử dụng cho các công trình thủy lợi mục tiêu Quốc gia như hồ Tả Trạch khiến nhiều diện tích rừng bị thu hẹp. Hoạt động trồng RTT được BQLRPH thị xã Hương Thủy triển khai hằng năm. Riêng năm vừa qua, đơn vị trồng 229 ha các loài cây bản địa và tiến hành chăm sóc hơn 209 ha RTT từ các năm trước.

Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Phước Thọ đánh giá, trồng RTT của tỉnh đang cho thấy bước đi phù hợp với thực tế, điều kiện ứng phó thiên tai ngày càng khắc nghiệt và phức tạp. Nhiều năm qua đã có hàng ngàn ha rừng được trồng, góp phần phục hồi các diện tích bị chặt phá, ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ.

Theo quy định về trồng RTT khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong vòng 5 năm qua, các BQLRPH, đặc dụng và công ty lâm nghiệp đã trồng RTT trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích 1.254 ha; trong đó rừng phòng hộ 1.120 ha, rừng đặc dụng 134 ha.

Các diện tích RTT đều được trồng các loài cây bản địa, thân gỗ lớn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất cao như lim, chò, gõ, sao đen, dầu rái, bời lời, ươi… Các loài cây này có tán lá rậm, hệ rễ phát triển và khả năng chống chịu gió bão tốt, nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp như mưa to, bão lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng hạn kéo dài… Cây bản địa còn có giá trị về kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao chất lượng rừng, ứng phó BĐKH và phát triển bền vững.

Một số diện tích có tỷ lệ chết cao

Ông Thọ đánh giá, toàn bộ diện tích RTT đang được các BQLRPH, đặc dụng và công ty lâm nghiệp tổ chức chăm sóc và quản lý, bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo các biện pháp kỹ thuật. Tỷ lệ cây sống đạt trên 85% so với mật độ trồng, cây trồng đang sinh trưởng ổn định, trong đó diện tích rừng lim xanh trồng năm 2019 ở khu vực lòng hồ thủy lợi Tả Trạch, thủy điện Bình Điền phát triển tốt. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích sinh trưởng còn chậm, tỷ lệ chết cao trên 25%; nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn kinh phí chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2015-2017 bố trí chậm.

Trên cơ sở kế hoạch được UBND tỉnh giao, các đơn vị chủ rừng chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trồng RTT. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây giống. Nhờ đó chất lượng nguồn giống cơ bản được đảm bảo, đáp ứng một phần nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Người dân tham gia trồng RTT bước đầu nhận thức được trồng rừng bằng các loài cây bản địa góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác trồng rừng thay thế vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó phải kể đến như diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ trồng RTT ngày càng ít và có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt bởi khe suối, nằm ở vùng xa; nhiều trâu bò thả rông phá hoại ảnh hưởng công tác tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Tác động của BĐKH ngày càng phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài, mưa bão, lũ lụt lớn và liên tục gây sạt lở đất, hệ thống đường giao thông bị chia cắt làm gián đoạn hoạt động trồng rừng, chất lượng rừng trồng bị ảnh hưởng cũng là một trong những khó khăn, trở lực lớn. Nhu cầu về nguồn giống cây bản địa ngày càng lớn, nhưng các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu tỉnh có chủ trương cho phép các BQL RPH, đặc dụng và công ty lâm nghiệp lập các thủ tục theo quy định để thanh lý rừng trồng kém chất lượng thuộc chương trình 327, dự án 661… để có qũy đất trồng RTT nhằm nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng, tránh lãng phí tài nguyên đất. Đồng thời có chính sách hỗ trợ, đầu tư cho các đơn vị để xây dựng, phát triển vườn ươm cây giống, đặc biệt là giống cây bản địa để cung cấp cho hoạt động trồng rừng trên địa bàn tỉnh nói chung và các tỉnh lân cận.

Theo kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tổng diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc các BQLRPH, đặc dụng và công ty lâm nghiệp đang quản lý, rà soát trồng RTT khoảng 1.138 ha; trong đó, rừng phòng hộ 1.048 ha, rừng đặc dụng 90 ha.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button