Kinh tế Huế

Vượt “bẫy” thu nhập trung bình

[ad_1]


Thu nhập bình quân đầu người của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2019 đạt trên 100 USD/năm, thấp hơn chỉ tiêu là 260 USD. Ngoài qui mô nền kinh tế còn nhỏ lẻ, thiên tai cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. (Trong ảnh: Trao quà hỗ trợ người dân ảnh hưởng bão, lũ trong tháng 10/2020). Ảnh: KO 

Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhỏ so với dân số đông, nên mức thu nhập trung bình của nước ta năm 2020 mới đạt khoảng 2.800 USD. Đối với Thừa Thiên Huế, con số này là 2.200USD (làm tròn), thua mức bình quân của cả nước là 600 USD, một cách biệt khá xa. Dẫu rằng con số thu nhập bình quân mỗi người năm 2020 của Thừa Thiên Huế là vị trí thứ 3 của vùng duyên hải miền Trung. Cũng cần nói thêm, tỉnh ta cũng như nhiều tỉnh khác trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, nền kinh tế tăng 1,5 đến 1,7 lần; chưa có tính đột phá. Riêng đối với tỉnh ta, nền kinh tế năm 2020 so với năm 2015 tăng 1,6 lần. Quy mô nền kinh tế của Thừa Thiên Huế cũng như nhiều địa phương còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Từ con số thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của tỉnh, chúng ta so sánh với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, và Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Cả hai nghị quyết đầu nêu chỉ tiêu: Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc thù là thành phố di sản văn hóa; trong đó, đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người đạt 3.500-4.000 USD. Nếu so sánh với mức thấp của chỉ tiêu là 3.500 USD với con số đạt được năm 2020 là 2.200 USD, thì đến năm 2025 tỉnh ta phải đạt tăng thêm 1.300 USD, bình quân một năm tăng 260 USD. Trong khi đó, số liệu 4  năm 2016-2019 (không kể năm khó khăn đặc biệt 2020) thì con số tăng GRDP bình quân đầu người của tỉnh ta chỉ trên 100 USD/năm, thấp hơn nhiều so với con số chỉ tiêu là 260 USD.

Bây giờ chúng ta so sánh chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 của tỉnh với cả nước trong văn kiện (dự thảo) Đại hội Đảng lần thứ XIII. Dự thảo Văn kiện nêu chỉ tiêu: Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập bình quân đạt mức trung bình cao.

Theo tiêu chí của quốc tế hiện hành, GRDP bình quân đầu người mỗi năm mức trung bình thấp là dưới 4.025 USD; mức thu nhập trung bình là từ 4.025 đến 12.535 USD. Văn kiện (dự thảo) Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến 2025, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người từ 4.700 đến 5.000 USD, tức ở mức trung bình thấp. Đối với Thừa Thiên Huế, nếu đạt mức 4.000 USD năm 2025 cũng chưa thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Vượt qua được mức thu nhập trung bình là rất có ý nghĩa đối với nước ta. Các tổ chức kinh tế quốc tế vẫn cảnh báo các nước đang phát triển về “bẫy thu nhập trung bình”. Nhiều nước đang phát triển sau khi đã vượt qua một nước nghèo đã dừng lại rất lâu ở mức thu nhập trung bình. Nhà nước ta đã và đang quyết tâm cao nhất để đưa nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Cụ thể, Văn kiện (dự thảo) Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao là 7.500USD và đến năm 2045 là nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao (tức đạt trên 12.535 USD).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội ngày 10/11/2020 đã nói đại ý: Chúng ta không sợ “bẫy thu nhập trung bình”. Với vị thế, vận hội và cơ đồ đất nước hiện nay, chỉ sợ ở đâu đó, lúc nào đó, chúng ta thiếu quyết tâm để phát triển kinh tế, nhanh chóng vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”. Quyết tâm vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Quốc hội đã đặt ra chỉ tiêu trong năm 2021, qui mô thu nhập bình quân đầu người của nước ta đạt 3.700 USD, tăng 900 USD so với năm 2020.

Phân tích, so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân của mỗi người dân trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Văn kiện (dự thảo) Đại hội Đảng lần thứ XIII, chúng ta hiểu thêm nhiệm vụ nặng nề của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh ta trong chặng đường 5, 10, 25 năm tới. Tuy nhiên, chúng ta có lòng tin: Với tinh thần không ngừng đổi mới và sáng tạo; các thế mạnh, tiềm năng về kinh tế của tỉnh sẽ được phát huy. Thừa Thiên Huế nhất định sẽ có bước phát triển đột phá về kinh tế trong giai đoạn mới.

Minh Khiêm

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button