Ủy ban Pháp luật Quốc hội tổ chức hội nghị về lấy phiếu tín nhiệm
Tin tức Huế – Sáng 10/1, TP.Huế, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Nghị quyết số 35 về phạm vi lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng năm; việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm; chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, HĐND trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm… Theo ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội: Đây là công việc rất quan trọng, bởi vì liên quan đến vấn đề con người, liên quan đến cán bộ, công tác tổ chức…nên trong NQ 35 của Quốc Hội có đưa ra một nguyên tắc là phải đảm bảo quyền của QH và hội đồng nhân dân, đồng thời phải đảm bảo, tôn trọng quyền của người được lấy ý kiến, việc này phải tiến hành công khai, công bằng, dân chủ và khách quan.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng, điều 2 quy định chỉ lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ là trưởng ban, tuy nhiên ở một số địa phương, trưởng ban chỉ kiêm nhiệm, còn các phó ban là người chuyên trách, nếu vậy sẽ bỏ sót. Hoặc sau khi có kết quả phiếu tín nhiệm thì cần công khai. Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm cần quy định cụ thể…
Nghị quyết số 35 được Quốc hội khoá 13 thông qua tại Kỳ họp thứ 4, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2013.
Nguồn: Thuận Hóa – baomoi.com